Chăm sóc cây hoa mai vàng sau tết đúng cách là một quá trình quan trọng để đảm bảo cây mai của bạn phát triển mạnh mẽ và nở hoa đẹp sau dịp tết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết hơn về cách chăm sóc mai vàng sau tết, từ việc biết về loại cây mai bạn đang nuôi đến các bước cụ thể để đảm bảo cây luôn khỏe mạnh và đẹp quanh năm.
Một số điều cần biết về mai vàng ngày tết
Cách chăm sóc mai sau tết sao cho cây mai sinh trưởng phát triển tốt và ra hoa đúng mùa không phải là điều dễ dàng nếu bạn không nắm vững các quy luật chăm sóc cây. Điều quyết định để áp dụng phương pháp chăm sóc mai đúng cách phụ thuộc vào từng loại mai khác nhau. Hiện nay mai tết đang có ba loại phổ biến nhất là cây mai chậu chưng trong nhà, cây mai chậu chưng ngoài sân và cây mai trồng đất. Tùy thuộc vào từng loại mai khác nhau mà có cách chăm sóc và phục hồi với kỹ thuật khác nhau phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.
Cách chăm sóc mai vàng sau tết chi tiết
1. Đưa cây ra ngoài sau tết
Sau tết, bạn lưu ý hãy đưa mai ra ngoài sau một vài ngày để trong nhà càng sớm càng tốt nhé. Việc để trong bóng râm quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây và khiến cây yếu về khả năng quang hợp của cây về sau. Tuy nhiên, tránh để cây dưới ánh nắng trực tiếp quá gay gắt để không làm cháy lá. Hãy đặt cây mai ở nơi có ánh sáng chiếu tới một cách vừa phải.
>> Mời bạn xem thêm bài viết : Top 5 địa chỉ lấy mai vàng bán tết giá sỉ năm 2024.
2. Tỉa cành cây
Tỉa cành cây là một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc mai vàng sau tết. Bạn nên tỉa cành sau khi đem ra ngoài càng sớm càng tốt. Phương pháp tỉa phổ biến nhất là tỉa theo dáng cây thông, với phần trên nhỏ và phần dưới lớn. Cách tỉa này có thể là cắt bỏ 1/3 cành mai bình thường.
Sau khi tỉa cây, khoảng 2 ngày sau bạn có thể đưa cây ra để cây thích nghi dần và kích thích sự ra chồi và lá mới của cây nhanh chóng. Để tránh sâu bọ xâm nhập vào cây, bạn cần lưu ý pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun lần đầu sau khi tỉa cành. Khoảng 10 ngày sau khi tỉa là thời gian thích hợp nhất để phun. Tiếp tục phun lần hai sau khi cây có biểu hiện nhú mầm.
Công đoạn tỉa cành cho mai là hết sức quan trọng giúp mai sinh trưởng và phát triển suốt quá trình về sau. Chính vì vậy bạn cần hết sức lưu ý và thực hiện đúng theo các bước lưu ý được hướng dẫn trên đây nhé. Ngoài ra, khi tỉa cành bạn cần lưu ý tỉa đều các cành vì nếu bỏ sót hặc không tỉa sẽ là nguyên nhân gây nên mầm bệnh. Ngoài ra tỉa càng càng gần thân thì càng kích thích sự phát triển tốt hơn của hoa mai sau tết.
3. Chăm sóc và vệ sinh cây mai thường xuyên
Sau khi bạn tiến hành tỉa cành mai, bạn nên tiến hành các bước vệ sinh cây. Đầu tiên, phun nước cho cây với vòi phun mạnh để tẩy và bong tróc hết các loại nấm mốc hoặc mầm bệnh.
Ngoài việc phun nước, bạn cũng có thể tiến hành phun thuốc dạng loãng với dùng phân u-rê pha thật đặc pha nước để phun vào cây. Lưu ý tập trung phun vào những vùng bị nấm mốc nhiều nhất và không để chảy ngấm xuống gốc nhé. Sau khi phun khoảng 15 phút thì có thể dùng bàn chải hoặc các vật tương tự chà mạnh những vùng da cây bị nấm để đánh bật nấm mốc nhé.
4. Thay đất cho cây mai
Khi thay đất cho cây, bạn nên chọn loại đất phù sa giàu dinh dưỡng, không nhiễm chua, phèn, mặn. Có thể dùng cát trộn với đất thịt hoặc xơ dừa, trấu để tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng.
Tuyệt đối không bón phân khi cây vừa được thay đất vì điều này có thể làm hỏng bộ rễ. Chỉ sử dụng phân lót và một ít phân bón lá. Những cơn mưa đầu mùa với khí trời mát mẻ và lượng đạm tự nhiên tổng hợp do sấm sét cũng đủ để cây phát triển mạnh mẽ.
5. Bảo vệ cây khỏi các loại sâu bệnh hại
Mùa xuân ấm áp là mùa mà các loại dịch bệnh phát triển mạnh. Vì vậy, bạn nên dùng thuốc có hoạt chất Hexaconazole và Fipronil để phun lên cây sau lần đầu cắt tỉa khoảng 10 ngày và lần tiếp theo đó là khi cây vừa ủ mầm. Điều này giúp loại bỏ các loại nấm mốc bám trên thân và gốc cây.
>> Xem thêm bài viết tiếp theo : Top 10 vườn mai lớn nhất Việt Nam .
6. Cách chăm sóc mai vàng từng tháng
Từ 1 đến 2 tháng:
Đem chậu mai ra nơi có bóng mát và thoáng đãng, không đặt cây nơi có ánh nắng trực tiếp.
Nhặt bỏ hết trái hoa trên cây chỉ chừa lại lá non cho cây thở.
Cắt tàn bằng cách cắt ngắn tàn để tạo điều kiện tốt cho chồi non phát triển.
Từ 3 đến 4 tháng:
Từ 5 đến 6 tháng:
Từ 7 đến 8 tháng:
Cần kiểm tra tình trạng thân cây và chậu đất, tránh ngập úng và đảm bảo cây không bị bệnh nấm.
Hạn chế cắt tỉa cành và lá để đảm bảo cây có điều kiện quang hợp tốt.
Từ 9 đến 10 tháng:
Từ 11 đến 12 tháng:
Bón phân vô cơ hoặc phân kali kết hợp với phân lân để đảm bảo cây đủ dinh dưỡng.
Để mai ra hoa không bị yếu, bạn có thể bón thêm một ít phân Úc.
Chăm sóc mai vàng sau tết không chỉ đòi hỏi kiến thức về cây trồng mà còn yêu cầu kiên nhẫn và quan tâm đặc biệt. Bằng cách tuân theo các hướng dẫn chi tiết này, bạn có thể đảm bảo cây mai của mình phát triển mạnh mẽ và nở hoa đẹp quanh năm.